Nét Đặc Sắc Trong Văn Hóa Cà Phê Việt Nam

Việt Nam có một nền văn hóa cà phê rất khác với các nền văn hóa cà phê phương Tây. Cà phê ở đây dành cho việc thưởng thức một cách chậm rãi, tương tự như cách uống của người Pháp. Tuy nhiên, người Pháp uống cà phê trước khi ngày làm việc bắt đầu. Còn ở Việt Nam, người ta có thể uống vào bất cứ lúc nào trong ngày. 

Cà phê đến với Việt Nam:

Từ thế kỉ XIX, cây cà phê đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam thời thuộc địa. Ban đầu thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần cà phê trở thành thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân.

Thu hoạch cà phê ở Việt Nam

Thu hoạch cà phê ở Việt Nam.

Ngày nay cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét văn hóa cà phê rất riêng của người Việt. Hai loại cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều mang lại tên tuổi của nó ở trong nước cũng như ở nước ngoài về sản lượng, chất lượng, mùi vị. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafe….Đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nước nhà.

Nét đặc sắc trong văn hóa cà phê Việt Nam:

Hương vị cà phê đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Sự tinh tế của cà phê Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt.

Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,… Bên ly cà phê nhỏ giọt, người ta như tĩnh tâm hơn, trầm ngâm, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm. Bởi thế cà phê rất kỵ sự ồn ào thái quá.

văn hóa cà phê Việt Nam

Người Việt uống cà phê buổi sớm, trưa, tối, uống khi buồn, khi suy tư, khi căng thẳng, khi vui, khi cần sẻ chia, khi làm việc hay uống vì thói quen không thể bỏ… Và không gian uống cà phê cũng đã ảnh hưởng đến thú vui thưởng thức thanh tao này.

Cà Phê Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Người ta rót nước sôi xong ngồi chờ cà phê nở ra ngấm nước rồi chắt lọc từng giọt, rất đặc biệt. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Cà Phê rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền” Cà Phê. Muốn cho Cà Phê giữ được độ hấp dẫn, người ta thường ngâm chiếc ly của mình trong một cái chén (bát) nước nóng.

Cà phê phin Việt NamCà phê phin.

Người Việt họ nhâm nhi ly cà phê như người Scotland nhâm nhi rượu whiskey, chậm rãi từ từ để tận hưởng trọn vẹn hương vị và nói chuyện, hút thuốc bên ly cà phê.

cà phê sữa đá Việt NamCà phê sữa đá Việt Nam

Gu thưởng thức của người Việt thường là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất. Tùy vùng miền, độ tuổi mà cách thưởng thức cà phê theo nhiều kiểu khác nhau và không theo chuẩn mực nào. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cà phê trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cà phê đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cà phê pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc. Người thích một cốc nâu đá pha sẵn đặc quánh ngọt lừ, có người chỉ say mê những giọt cà phê thong thả rơi từ chiếc phin cũ, lại có người thích uống cà phê đánh ực như uống một liều thuốc “tỉnh người”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X